USERDOCS

Tiếp thị liên kết

Bạn cần gì để tham gia một chương trình tiếp thị liên kết? Tất cả những gì bạn cần là traffic, nơi để gắn link nhằm kéo khách thăm vào site của khách hàng và khách thăm từ nguồn của bạn sẵn sàng chi tiền cho các món đề trên site đích.

Internet-marketing phụ thuộc vào sự thành công của các chiến dịch quảng cáo. Khách thăm từ nguồn traffic của bạn mua sản phẩm của đối tác của bạn. Những đối tác này (được gọi là Nhà Quảng Cáo) là bên có sản phẩm, tập kết sản phẩm và chuyến sản phẩm đến người mua hàng. Đây chính là kết cấu cơ bản của Tiếp thị liên kết.

Chương trình Tiếp thị liên kết là gì? Chương trình tiếp thị liên kết được hiểu là chương trình mà trong đó Nhà Quảng Cáo có các chiến dịch cần chạy internet-marketing, Nhà quảng cáo cung cấp các chiến dịch này cho Publisher chạy chiến dịch.

Mạng lưới Tiếp thị liên kết: Là nơi tập trung các chiến dịch tiếp thị liên kết phân phối cho publisher.

CPA_Cost Per Sale

CPA là viết tắt của Cost Per Action – Chi phí cho mỗi hành động. Đây là một phương pháp tiếp thị internet mà các khoản thanh toán dựa trên hành động của mỗi khách truy cập chứ không tính phí trên số lần hiển thị hoặc số lần nhấp chuột. Hành động được thanh toán sẽ dựa trên thỏa thuận trong các điều khoản hợp tác với Nhà Quảng Cáo.

Ví dụ: Với các campaign CPR (Cost Per Register) - Chi phí cho mỗi lượt đăng kí thì Hành động được thanh toán ở đây là hành động đăng kí, publisher sẽ nhận được tiền khi khách truy cập đến từ nguồn của publisher đó thực hiện đăng kí form trên site của Nhà quảng cáo.

Hoặc, với campaign CPS (Cost Per Sale) - Chi phí trên mỗi lượt bán thì Hành động được thanh toán ở đây là hành động mua và thanh toán đơn hàng. Khi khách truy cập đến từ nguồn của Publisher vào site của Nhà quảng cáo, order hàng hóa và thanh toán cho hàng hóa đó thì Publisher sẽ nhận được tiền hoa hồng.

Về cơ bản, CPA bao gồm tất cả các hành động tiềm năng của khách truy cập, nhưng về mặt chuyên môn người ta có thể xác định riêng biệt loại hình chính xác của Tiếp thị liên kết. Các loại phổ biến gồm có:

  • CPS (Cost Per Sale): Chi phí trên một lượt bán
  • CPO (Cost Per Order): Chi phí trên một lượt đặt hàng
  • CPI (Cost Per Install): Chi phí trên một lượt cài đặt
  • CPL (Cost Per Lead): Chi phí trên một form điền thành công

Traffic

Traffic là gì? Hiểu đơn giản traffic chính là lượt truy cập. Để kiếm tiền trên Internet, bạn phải có lượt truy cập, vào quảng cáo; landing page, website, mobile… của bạn.

Đối với các bên làm internet marketing, bài toán của họ chính là làm cách nào để xây dựng được lưu lượng truy cập với mức giá thấp và bán nó ra với một mức giá cao hơn. Thành công của mỗi trang web được đo lường bởi lưu lượng truy cập mà trang web đó có. Mối quan tâm lớn nhất của một Publisher chính là số lượt truy cập và giá trị lượt truy cập đó tạo ra.

Lưu lượng truy cập (traffic) và lượt người truy cập (visitor)

Số Kilobytes (đơn vị tính toán dung lượng dữ liệu truy cập) sử dụng trong một khoảng thời gian cố định.

Lưu lượng truy cập được tạo bởi lượt người truy cập. Họ lướt web, truy cập vào các phần của website hoặc chuyển trang trên mỗi website, mỗi lần họ click sang một trang mới hoặc một phần mới của website hành động này sẽ được ghi lại và gửi dữ liệu đến máy chủ.

Sự khác biệt giữa lưu lượng truy cập và lượt khách truy cập khá mơ hồ. Có thể hiểu lượt khách truy cập là chức năng trực tiếp của lưu lượng truy cập.

Lưu lượng truy cập có thể hiểu cơ bản là lượng dữ liệu. Lượt truy cập chính là số lượng khách truy cập vào website của bạn.

Loại traffic

Lượt khách truy cập của mỗi website sẽ đến từ nhiều nguồn khác nhau.

  1. Traffic trực tiếp: Khi khách truy cập nhập tên trang web vào trường tìm kiếm. Hoặc lưu URL vào mục yêu thích. Có nghĩa là trong mọi trường hợp, khách truy cập đến trực tiếp với bạn, không qua bên trung gian.
  2. Traffic từ e-mail: Khi bạn có một lượng email nhất định và gửi mail tiếp cận người dùng, người dùng nhận được email sẽ click vào các liên kết gắn kèm và truy cập trang của bạn.
  3. Traffic từ các website bên ngoài: Đây là nhóm traffic lớn nhất, được phân biệt bằng các nhóm nhỏ sau:
    1. Traffic từ lượt tìm kiếm qua các công cụ tìm kiếm như Google, Cốc Cốc, Bing, Yandex,… Traffic này có thể miễn phí (đây là lượt tìm kiếm tự nhiên) khi người dùng tìm kiếm và chủ động click vào website của bạn hoặc phải trả tiền khi người dùng tìm kiếm và click vào website của bạn thông qua các quảng cáo trên công cụ tìm kiếm (ví dụ như Google ads hay Cốc Cốc ads).
    2. Traffic từ mạng xã hội, ví dụ như Facebook, Twister, Instagram, Zalo,…
    3. Traffic được giới thiệu, về cơ bản đây là một sự liên kết traffic giữa các website hoặc ứng dụng. Traffic có được từ các nguồn giới thiệu bên ngoài. Ví dụ khi một Publisher có một website so sánh giá, sau đó liên kết website của mình với hàng loạt các website khác và giới thiệu người dùng của anh ta đến các website này. Thông thường, người muốn kéo traffic sẽ trả tiền cho Publisher để họ giới thiệu người dùng truy cập vào website của mình, tuy nhiên cũng có những trường hợp sự giới thiệu này là miễn phí nhằm mục đích tạo sự tin tưởng của người dùng hoặc xây dựng lưu lượng truy cập cho website.

Dựa vào công nghệ áp dụng, các loại traffic phổ biến được chia ra như sau:

  • SEO - Search Engine Optimization. SEO có thể giúp website của bạn đứng đầu trong bảng kết quả tìm kiếm.
  • Contextual advertising
  • Contextual advertising
  • Rich Media
  • Price-Comparison (market places)
  • Coupons/Promo codes
  • Cashback
  • Clickunder / Popunder
  • Doorway or entry page
  • Incentive

Lưu ý rằng khi bạn sử dụng traffic của mình để kiếm tiền thông qua quảng cáo, Nhà quảng cáo sẽ luôn muốn biết bạn sử dụng công cụ gì để điều hướng traffic truy cập đến các website của họ. Bởi traffic được tạo ra bằng cách sử dụng nhiều công cụ khác nhau. Nhà quảng cáo có thể hạn chế một số công cụ nhằm đảm bảo lợi ích và thương hiệu của họ.